Điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến và phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức cũng như quy định pháp luật về đất đai. Để Tòa án có thể xem xét và giải quyết một vụ tranh chấp đất đai thì cần đáp ứng đủ các điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết đúng thẩm quyền, hợp pháp, qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Việc hiểu rõ các điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai không chỉ giúp nguyên đơn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tránh tình trạng mất thời gian và công sức, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, hạn chế tình trạng vụ án bị trả lại hoặc kéo dài không cần thiết.
Nội dung chính:
1. Khái niệm về vụ án tranh chấp đất đai
Để hiểu về các điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai thì trước hết cần hiểu vụ án tranh chấp đất đai là gì? Khoản 47 Luật đất đai 2024 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Từ đây, ta có thể hiểu vụ án tranh chấp đất đai là một loại vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp quyền và lợi ích hợp pháp giữa các cá nhân, tổ chức xảy ra trong quan hệ về đất đai (cụ thể là quyền sử dụng đất). Vì vậy đặt ra vấn đề cần giải quyết tốt các vụ án tranh chấp đất đai để góp phần rất lớn trong việc giải quyết những bức xúc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, đảm bảo sự công bằng trong xã hội; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong nhân dân.
2. Các điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai
Một vụ án tranh chấp đất đai bản chất là một vụ án dân sự. Vì vậy, điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai cũng chính là điều kiện thụ lý của một vụ án dân sự.

Căn cứ vào những điều kiện thụ lý một vụ án dân sự, điều kiện thụ lý một vụ án tranh chấp đất đai gồm:
2.1. Chủ thể khởi kiện có quyền khởi kiện
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là người có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc cơ quan, tổ chức thành lập hợp pháp và có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo quy định trên thì chỉ các bên xảy ra tranh chấp đất đai mới có quyền khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện.
2.2. Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án có thẩm quyền xem xét những vụ tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc các quyền lợi hợp pháp khác liên quan đến đất đai. Tòa án cấp huyện thường giải quyết tranh chấp đất đai có giá trị nhỏ, trong khi tòa án cấp tỉnh xử lý các vụ tranh chấp lớn hơn.
2.3. Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Những điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết, cụ thể:
- Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Tranh chấp đất đai mà chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của UBND cấp huyện, cấp tỉnh.
2.4. Tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại UBND cấp xã
Điều này có nghĩa là trước khi gửi đơn đến Tòa Án, người khởi kiện phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường theo điều 235 Luật Đất đai năm 2013. Khi UBND cấp xã, phường hòa giải không thành thì Tòa án mới thụ lý vụ án. Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.” Theo đó, Biên bản hòa giải tại cơ sở là điều kiện bắt buộc để được thụ lý vụ án tranh chấp đất đai
Vậy, người khởi kiện muốn một vụ án tranh chấp đất đai được Tòa án thụ lý giải quyết thì cần đáp ứng đủ 4 điều kiện trên.
3. Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai
Danh sách các giấy tờ và tài liệu cần thiết để người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án có thẩm quyền bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu: Nêu rõ thông tin người khởi kiện, người bị kiện, nội dung tranh chấp, yêu cầu của người khởi kiện và các thông tin liên quan khác theo quy định. Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật tại bài viết sau: https://metaasia.vn/don-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai/
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện: CMND/CCCD/hộ chiếu, xác nhận thông tin cư trú…;
- Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã nơi có đất tranh chấp và có chữ ký của các bên tranh chấp (bắt buộc trong trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất);Tranh chấp đất đai là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện trong các trường hợp nhất định, như:
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: sổ đỏ/sổ hồng hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất của người khởi kiện;
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến tranh chấp đất đai: tài liệu liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất (nếu có)…;
- Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến tranh chấp chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Nộp đơn khởi kiện: Người khởi kiện cần:
– Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.
– Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Việc chuẩn bị, thu thập đầy đủ hồ sơ khởi kiện và nộp hồ sơ đúng quy định của pháp luật cũng là một trong các điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai để Tòa án giải quyết.
4. Trình tự, thủ tục thụ lý vụ án tranh chấp đất đai
Thủ tục để Tòa án thụ lý một vụ tranh chấp đất đai tương tự như thủ tục thụ lý một vụ án dân sự. Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thụ lý vụ án dân sự:
“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản (theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bạn đọc cùng quan tâm những bài viết khác liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai:
Để một vụ án tranh chấp đất đai được Tòa án thụ lý giải quyết, các bên tranh chấp cần đáp ứng một số điều kiện mà bài viết đã phân tích. Nếu không đáp ứng được những điều kiện này, Tòa án sẽ không thụ lý vụ án. Việc đảm bảo các điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp đất đai không chỉ giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, công bằng, minh bạch và hiệu quả mà đồng thời còn góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, qua đó tạo nền tảng cho sự ổn định trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN
Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...