Bảo hộ thương hiệu là cách gọi khác của thuật ngữ “đăng ký nhãn hiệu”, theo đó bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu/ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký.

1. Thương hiệu là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về “thương hiệu”. Mặc dù đây là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông hiện nay. Thương hiệu có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Thương hiệu theo nghĩa rộng, không chỉ gồm tên thương hiệu mà còn là sự tưởng tượng và cái nhìn vô hình mà người tiêu dùng gắn lên hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.

Người sáng lập tập đoàn Amazon đình đám – Jeff Bezos từng đưa ra một định nghĩa về Thương hiệu như sau: “Thương hiệu của bạn chính là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó.”

Hiểu theo ý nghĩa pháp lý, mặc dù không tồn tại khái niệm “thương hiệu” xong có thể tìm thấy một định nghĩa tương đồng, gần nhất với thương hiệu, chính là “nhãn hiệu” trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

2. Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu- hành động nhằm bảo hộ thương hiệu của mình khỏi sự xâm phạm hoặc để ngăn ngừa hành vi xâm phạm của bên thứ ba. Nhắc đến cơ chế bảo hộ thương hiệu là nhắc tới thủ tục nhằm xác lập quyền đối với thương hiệu.

Tại Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu- đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, trước hết người nộp đơn cần chuẩn bị: Thứ nhất là mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký; Thứ hai là phạm vi đăng ký; Thứ ba là chi phí đăng ký.

3. Tại sao phải bảo hộ thương hiệu?

Bảo hộ tài sản trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu nói riêng đem lại những lợi ích to lớn sau cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu:

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật đối với việc sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu đó. Khi đã trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu được hưởng các quyền độc quyền thương hiệu. Trước những hành vi cố ý xâm phạm thương hiệu/nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể áp dụng những biện pháp mạnh để xử lý với các hành vi xâm phạm và yêu cầu chủ thể xâm phạm bồi thường nếu phát sinh thiệt hại;

Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ:

Không chỉ là công cụ xử lý vi phạm cho tài sản thương hiệu của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ còn giúp làm công việc phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Mà “phòng ngừa các hành vi vi phạm” thì bao giờ cũng dễ dàng hơn “chống lại hành vi vi phạm”.

Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp:

Nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng là một tài sản có giá trị mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong công việc kinh doanh và cũng có thể chuyển nhượng khi không còn nhu cầu sử dụng. Thương hiệu càng lâu đời hoặc tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng thì định giá thương hiệu càng lớn. Nếu được xây dựng kỹ lưỡng và bài bản về mặt hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị thì thương hiệu sẽ đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp, bằng cách này hay cách khác;

Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường:

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm thân thuộc hoặc sản phẩm đem lại cảm giác thân thiện, tích cực và đầy đủ thông tin. Dĩ nhiên giữa một sản phẩm có nhãn hiệu và một sản phẩm không có nhãn hiệu, người tiêu dùng thông minh sẽ chọn sản phẩm mang nhãn hiệu. Không phải thương hiệu nào được đăng ký độc quyền cũng thành công trong chiến lược kinh doanh nhưng không một thương hiệu nào thành công vang dội mà lại lơ là việc đăng ký nhãn hiệu cả.

Ở Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu không bắt buộc nhưng những ưu thế từ việc sở hữu một thương hiệu độc quyền giúp cho doanh nghiệp vừa quản trị tốt tài sản của doanh nghiệp, và giúp chiếm nhiều lợi thế trên thị trường. Có thể nói, bảo hộ thương hiệu vừa đảm bảo được các quyền tài sản và cũng làm gia tăng giá trị cho khối tài sản vô hình của doanh nghiệp.

5. Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu trải qua những giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Người nộp đơn nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT:

Người nộp đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua hình thức nộp đơn trực tiếp hoặc nộp đơn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua Hệ thống dịch vụ công;

Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ về mặt hình thức của đơn  (01 tháng);

Giai đoạn 3: Công bố đơn:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (02 tháng);

Giai đoạn 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (09 tháng)

Hồ sơ chuẩn bị để thực hiện bảo hộ thương hiệu:

Để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp cần chuẩn bị như sau:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
  • 07 mẫu nhãn hiệu giống nhau;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Sau khi chuẩn bị đủ bộ hồ sơ trên, lựa chọn nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ qua một trong các hình thức: Nộp đơn trực tiếp/ Nộp đơn qua đường bưu điện/ Nộp đơn trực tuyến và nộp bản gốc đến Cục SHTT sau đó.

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Thương hiệu hay nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi đăng ký. Bao gồm phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký và Phạm vi hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ.

Phạm vi quốc gia: Thương hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở quốc gia nào thì nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó;

Phạm vi hàng hoá/dịch vụ: Thương hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực ngành nghề nào thì nhãn hiệu được bảo hộ cho lĩnh vực ngành nghề đó.

 Như vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với uy tín, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhãn hiệu có giá trị cần được đăng ký bảo hộ đúng cách, đồng thời được pháp luật bảo vệ một cách nghiêm ngặt trước các hành vi xâm phạm. Đó chính là cách để doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển thương hiệu và kinh doanh trong dài hạn.

Có thể bạn sẽ quan tâm những bài viết sau đây:

Giải thể doanh nghiệp

Thay đổi nội dung đăng kí hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

CÔNG TY Luật TNHH META LAW

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về “điền vấn đề đang viết vào đây” hoặc cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869.898.809 hoặc gửi email tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả nhất!

Công ty Luật TNHH META LAW

META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN

Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...





    Chia sẻ bài viết:  
    Đánh giá bài viết