[MẪU] Giấy ủy quyền trong tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp pháp lý phức tạp, thường đòi hỏi thời gian dài trong quá trình giải quyết. Trong nhiều trường hợp, các bên tham gia tranh chấp không thể trực tiếp tham gia nên lựa chọn ủy quyền cho người khác tham gia thay họ. Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai không chỉ là văn bản xác lập mối quan hệ đại diện, mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên khi làm việc với cơ quan chức năng và tham gia tố tụng.

1. Ủy quyền trong tranh chấp đất đai

1.1. Các trường hợp cần ủy quyền tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai thường xảy ra phổ biến nhưng đầy phức tạp vì đất đai là một loại tài sản có giá trị lớn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người có tranh chấp không thể tự tham gia giải quyết tranh chấp và cần giấy ủy quyền tranh chấp đất đai để người khác thay mặt mình giải quyết tranh chấp. Các trường hợp cần ủy quyền thường là những trường hợp sau:

  • Người có tranh chấp không am hiểu pháp luật đất đai.
  • Người có tranh chấp đất đai không có thời gian tham gia giải quyết tranh chấp.

1.2. Quy định pháp luật về ủy quyền trong tranh chấp đất đai

Thực tế hiện nay, việc uỷ quyền tranh chấp đất đai không được quy định cụ thể trong Luật Đất đai, tuy nhiên về vấn đề giấy ủy quyền nói chung và giấy ủy quyền tranh chấp đất đai nói riêng được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng uỷ quyền được quy định chi tiết tại Mục 13 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản uỷ quyền. Các bên trong hợp đồng uỷ quyền là bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền.

Nội dung uỷ quyền; phạm vi những công việc được thực hiện; trách nhiệm của người nhận ủy quyền được xác định dựa trên sự tự thoả thuận của các bên. Cần lưu ý trong trường hợp quyền sử dụng đất thuộc về hộ gia đình hoặc là tài sản chung của hai vợ chồng thì việc uỷ quyền cần phải có sự đồng ý của những người còn lại hoặc của vợ/chồng.

Vậy, hoàn toàn có thể uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai và ủy quyền tại một hoặc tất cả ở các giai đoạn: Hoà giải, giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh hoặc khi khởi kiện tại Toà về việc giải quyết tranh chấp đất đai.

2. Mẫu giấy ủy quyền trong tranh chấp đất đai

Theo quy định của Luật Công chứng 2014, không quy định bắt buộc phải công chứng Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính xác thực thì trên thực tế, Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai thường phải công chức trong công tác giải quyết tranh chấp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

GIẤY ỦY QUYỀN

  • Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015
  • Căn cứ vào nhu cầu của các bên

Chúng tôi gồm:

  1. NGƯỜI ỦY QUYỀN (BÊN A)

Ông/Bà:………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………

Căn cước công dân số :………………. Nơi cấp:……………… Ngày cấp :………………….

Địa chỉ hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………..

 Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………………

  1. NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN (BÊN B)

Ông/Bà:……………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………………

– Căn cước công dân số :………………. Nơi cấp:……………… Ngày cấp :……………..

Địa chỉ hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………………..

ĐIỀU 1: CĂN CỨ ỦY QUYỀN

Tôi – …………………… hiện đang thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng diện tích …………….. đất (Bằng chữ: …………….), tờ bản đồ số ……………….. tại địa chỉ: ………………………… Thửa đất này đã được UBND …………………. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………………… mang tên ……………………..

Nay tôi ủy quyền cho …………………………. được toàn quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ, làm việc với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc như sau:

ĐIỀU 2: PHẠM VI ỦY QUYỀN

  • Liên hệ, làm việc với các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền …………………
  • Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, …………………………. được quyền đưa ra ý kiến, toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến vụ việc. Được quyền cung cấp, lập và ký các giấy tờ cần thiết theo quy định trong quá trình giải quyết vụ việc nêu trên.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được Công chứng/Chứng thực cho đến khi người nhận ủy quyền thực hiện xong công việc ủy quyền hoặc cho đến khi Giấy ủy quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 4: THÙ LAO

Thù lao ủy quyền là ……………………………………………………………….

Thù lao hợp đồng (nếu có) do các bên tự thỏa thuận. Nếu ủy quyền có thù lao cần ghi rõ thời gian, phương thức thanh toán thù lao (kể cả trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền)

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

  1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
  2. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;
  3. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
  4. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên B, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
  5. Bên A có các quyền sau đây:
  6. Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
  7. Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác;
  8. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

  1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
  2. Thực hiện công việc ủy quyền theo ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;
  3. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
  4. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
  5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;

đ. Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

  1. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  2. Bên B có các quyền sau đây:
  3. Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền;
  4. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

ĐIỀU 7: VIỆC NỘP PHÍ

Phí liên quan đến Hợp đồng này do bên ………… chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: CAM ĐOAN

Tôi cam đoan:

  • Việc ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào mà pháp luật quy định.
  • Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do ……………………. thực hiện theo nội dung công việc được tôi ủy quyền ghi trong Giấy ủy quyền này.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
  2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
  3. Hợp đồng này có hiệu lực từ…………………………………………

NGƯỜI ỦY QUYỀN (BÊN A) NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN (BÊN B)

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Bạn có thể tải [MẪU] – Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai tại đây!

3. Hướng dẫn viết giấy ủy quyền trong tranh chấp đất đai

Dựa theo mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai trên, phần thông tin mà người ủy quyền cần hoàn thiện có thể tham khảo nội dung hướng dẫn sau đây:

  • Thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền

Ghi đầy đủ thông tin họ tên; Ngày tháng năm sinh; Thông tin trên giấy CMND/CCCD; Địa chỉ cư trú của các bên. Các thông tin này cần ghi chính xác, khớp với giấy tờ nhân thân. Nếu ghi không đúng bên ủy quyền có thể sẽ mất thời gian sửa đổi bổ sung. Phía cơ quan tiếp nhận cũng sẽ trả lại giấy ủy quyền. Thậm chí, không chấp nhận tư cách tham gia giải quyết tranh chấp của người được ủy quyền.

  • Căn cứ ủy quyền

Trình bày rõ vụ việc đang được giải quyết tại cơ quan nào. Ghi rõ thông tin hiện trạng thửa đất đang phát sinh tranh chấp. Đây là thông tin cần thiết để xác định lại một lần nữa đối tượng tranh chấp của các bên.

  • Phạm vi ủy quyền

Người ủy quyền cần xác định rõ phạm vi công việc ủy quyền. Có thể là chỉ thực hiện ở một giai đoạn hoặc uỷ quyền tham gia giải quyết tranh chấp vào tất cả các giai đoạn. Các công việc cụ thể mà người được ủy quyền sẽ làm thay cho người ủy quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, người nhận ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi hai bên đã thỏa thuận với nhau. Tránh trường hợp người nhận ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi được ủy quyền.

  • Thời hạn ủy quyền

Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên mà việc ủy quyền này có thể chấm dứt khi công việc ủy quyền được thực hiện xong; Hoặc cho đến khi Giấy ủy quyền hết hiệu lực theo quy định của pháp luật (thời hạn uỷ quyền là 01 năm kể từ ngày các bên ký kết vào văn bản uỷ quyền).

  • Thù lao uỷ quyền: Văn bản uỷ quyền có thể có thù lao hoặc không tuỳ theo thoả thuận của các bên. Nếu có thù lao hoặc thù lao được tính theo từng giai đoạn thì các bên cũng phải ghi rõ trong hợp đồng. Ngược lại, nếu không có thù lao thì các bên cũng phải nêu rõ văn bản uỷ quyền này không có thù lao.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên: Thông thường, trong biểu mẫu có sẵn, quyền và nghĩa vụ của các bên đều đã được quy định mặc định gồm các nội dung:

– Nghĩa vụ cung cấp giấy tờ, thanh toán thù lao, cam kết trong phạm vi uỷ quyền, thực hiện công việc đúng theo phạm vi…

– Quyền lợi gồm được thanh toán đầy đủ thù lao (nếu có), quyền về bồi thường thiệt hại, quyền về bảo quản giấy tờ, tài liệu đã cung cấp cho bên nhận uỷ quyền…

  • Giải quyết tranh chấp: Nếu việc uỷ quyền có tranh chấp xảy ra thì trong văn bản uỷ quyền cũng nêu rõ hình thức giải quyết tranh chấp.
  • Chữ ký và họ tên đầy đủ của các bên.

Bạn đọc cùng quan tâm đến các vấn đề khi tranh chấp đất đai:

Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai là một công cụ pháp lý quan trọng, giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi không thể trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp. Để giấy ủy quyền có giá trị và được chấp nhận, cần bảo đảm hình thức hợp lệ, nội dung rõ ràng, đúng quy định pháp luật. Việc sử dụng giấy ủy quyền một cách hợp lý và đúng thủ tục sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, hạn chế rủi ro pháp lý phát sinh.

Công ty Luật TNHH META LAW

META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN

Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...





    Chia sẻ bài viết:  
    Đánh giá bài viết