Trường hợp nào được phạt vi phạm hợp đồng?
Luật Thương mại đề cao nguyên tắc tự do, tự thỏa thuận trong hoạt động thương mại, trong đó bao gồm việc thỏa thuận về mức phạt vi phạm và phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Mức 8% là mức phạt tối đa mà Nhà nước đặt ra để bảo đảm tối ưu quyền lợi hợp pháp của các bên.
Theo quy định tại điều 418 BLDS 2015 quy định về phạt vi phạm như sau:
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Như vậy, theo quy định của BLDS thì phạt vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng.
Điều luật cũng quy định các bên có thể thỏa thuận vừa áp dụng phạt vi phạm hợp đồng vừa áp dụng bồi thường thiệt hại hoặc chỉ áp dụng điều khoản phạt vi phạm mà không phải chịu bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về vừa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ chỉ chịu phạt vi phạm.
Ví dụ: ông A bán cho ông B một căn nhà. Trong hợp đồng mua bán nhà quy định nếu ông A chậm giao nhà thì bị phạt 5 triệu đồng/ngày chậm. Sau đó, ông A đã không giao nhà đúng hạn mà chậm tới 30 ngày. Do việc này, ông B phải đi thuê chỗ khác ở tạm mất 20 triệu đồng. Số tiền thuê nhà này có thể xem là thiệt hại. Nhưng do trong hợp đồng chỉ nói đến việc phạt vi phạm, mà không đề cập việc BTTH, nên ông B không có quyền yêu cầu ông A phải BTTH cho mình mà chỉ được nhận tiền phạt vi phạm.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Trường hợp nào được phạt vi phạm hợp đồng hoặc cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869.898.809 hoặc gửi email tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả nhất!
Có thể các bạn sẽ quan tâm một số bài viết của chúng tôi dưới đây:
Đất ở tái định cư có được chuyển nhượng không?
Trường hợp nào người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép?
META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN
Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...