Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và các mặt của đời sống xã hội, thì tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng đặc biệt là tội trộm cắp tài sản đang ngày càng phổ biển và trở nên táo bạo, tinh vi, diễn biến phức tạp. Điều này thể hiện ở việc số lượng vụ án và người phạm tội trộm cắp tài sản bị đưa ra xét xử hàng chiếm một lượng lớn trong tổng số các loại tội phạm hàng năm, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng và mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng.

  1. Định nghĩa tội trộm cắp tài sản:

Tội trộm cắp tài sản được đánh giá là tội chiếm tỷ lệ lớn trong các tội xâm phạm quyền sở hữu các năm gần đây. Trộm cắp tài sản trước hết hiểu theo cách đơn giản nhất là hành vi lấy tài sản của người khác mà người đó không biết. Trộm cắp tài sản cũng được hiểu theo một cách khác là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác một cách “Lén lút”. Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản so với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác là người phạm tội có hành vi lén lút, bí mật di chuyển bất hợp pháp tài sản của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản này.

Dưới góc nhìn khoa học pháp lý: Tội trộm cắp tài sản là là hành vi nguy hiểm cho xã hội, lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý.”

  1. Đối tượng của tội trộm cắp tài sản

Đối tượng của tội trộm cắp tài sản là Tài sản. Tài sản theo quy định tại điều 105 BLDS 2015 gồm:  vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Cần chú ý rằng những tài sản này phải có khả năng di dời được, những tài sản không có khả năng di dời thì không phải là đối tượng của tội trộm cắp tài sản.

  1. Cấu thành tội trộm cắp tài sản

      Khách thể:

Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

     Chủ thể:

Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    Mặt khách quan:

Có hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Mặt chủ quan:

Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

 Mục đích của người phạm tội trộm cắp tài sản là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Động cơ phạm tội trong tội trộm cắp tài sản là động cơ vụ lợi, nhưng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội trộm cắp tài sản.

  1. Khung hình phạt

Theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung gồm:

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

  • Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Khung 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trong thời gian qua, các địa phương đã đề ra nhiều kế hoạch phòng ngừa đấu trang chống trộm xe máy, chống trộm cắp vặt nhằm đấu tranh ngăn chặn tội phạm này, nhưng chưa thực sự có kết quả đáng kể. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để hạn chế tình trạng trộm cắp trên các địa bàn.

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về Tội trộm cắp tài sản, hãy liên hệ ngay đên Hotline của Văn phòng Luật sư Meta Law –  0869.898.809. Đội ngũ Luật sư tại Meta Law luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn

Công ty Luật TNHH META LAW

META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN

Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...





    Chia sẻ bài viết:  
    Đánh giá bài viết