Mua nhầm đồ trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hiện nay, do nhiều người nhẹ dạ cả tin không kiểm chứng đầy đủ thông tin về những món đồ mà mình mua. Đến khi phát hiện những món đồ đấy do người phạm tội mà có, thì người mua mới tá hỏa lo sợ mình cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc này.
1. Mua đồ trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:`
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Vậy “tài sản do người khác phạm tội mà có”; “biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật? Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số: 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC có giải thích:
- “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
- “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” được hiểu là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy trong trường hợp vô ý mua nhầm đồ trộm cắp mà không hề biết tài sản mình mua là do trộm cắp mà có thì trường hợp này chỉ là một giao dịch dân sự bình thường, hành vi của người mua không đủ yếu tố để cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
2. Nếu rơi vào trường hợp vô ý mua phải tài sản trộm cắp thì cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định ” giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:
“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Như vậy trong trường hợp vô ý mua phải tài sản trộm cắp thì nội dung giao dịch dân sự ở đây là tài sản bị trộm cắp vi phạm với điều cầm của pháp luật nên giao dịch này bị vô hiệu. Trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu thì căn cứ theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Vì thế, trong trường hợp phát hiện tài sản mình mua là tài sản do trộm cắp thì người mua không thể tiếp tục sử dụng tài sản và cần khai báo kịp thời, nghiêm chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền. Người mua có quyền yêu cầu người bán trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu bên bán không trả lại thì người mua có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật.
Có thể bạn sẽ quan tâm một số bài viết dưới đây:
Có giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với người già, cao tuổi không?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn bị xử lý như thế nào?
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về “điền vấn đề đang viết vào đây” hoặc cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869.898.809 hoặc gửi email tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả nhất!
META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN
Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...