Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty

Theo quy định pháp luật hiện hành ngành nghề đăng ký kinh doanh không hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ ngành nghề đăng ký kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp trong hồ sơ doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.Nguyên tắc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký.

Nguyên tắc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký

Doanh nghiệp khi thay đổi ngành nghề kinh doanh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  1. Ngành nghề đăng ký bổ sung không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh
  2. Ngành nghề đăng ký chọn theo mã ngành cấp 4 hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
  3. Ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu trên GCN đầu tư đã cấp
  4. Danh sách ngành nghề kinh doanh mới phải được công ty thông qua hợp lệ

Việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty tuy là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký với đối tác, ảnh hưởng đến phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp vì thế việc thực hiện đúng quy trình thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh cũng khá quan trọng.

Một số câu hỏi về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Câu hỏi 1: Thời gian bổ sung ngành nghề kinh doanh hết bao lâu?

Thời gian giải quyết thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh chỉ 3 – 5 ngày cho 01 lần xét duyệt hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh. Khách hàng muốn làm nhanh liên hệ META LAW để được hướng dẫn chi tiết.

Câu hỏi 2: Chọn ngành nghề kinh doanh bổ sung thế nào đầy đủ?

Những ngành nghề kinh doanh nên đăng ký bổ sung bao gồm:

  • Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang triển khai hoặc dự kiến triển khai: Điều này là đương nhiên, lĩnh vực nào đang kinh doanh hoặc sắp kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cần rà soát và bổ sung đủ.
  • Ngành nghề kinh doanh liên quan đến xúc tiến thương mại, triển khai kinh doanh online, trợ giúp đối tác: Đây là những ngành nghề kinh doanh đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh được đa phương thức, hỗ trợ đầu vào cho đối tác về chi phí khi cần.
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh chính: Thông thường trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nào có nhiều ngành nghề kinh doanh

Câu hỏi 3: Trong thời gian thực hiện thủ tục bổ sung/điều chỉnh ngành nghề, doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không?

Trong thời gian thực hiện thủ tục bổ sung/điều chỉnh ngành nghề, doanh nghiệp vẫn được xuất hóa đơn đối với các mã ngành nghề đã được đăng ký. Còn đối với những ngành nghề chưa hoàn thành thủ tục đăng ký bổ sung thì không được xuất hóa đơn.

Câu hỏi 4: Đối với những ngành nghề kinh doanh đã đăng ký kinh doanh nhưng không còn hoạt động nữa thì có cần làm thủ tục giảm ngành hay không?

 Không. Đối với những ngành nghề kinh doanh đã đăng ký nhưng không còn hoạt động nữa, doanh nghiệp không cần làm thủ tục giảm ngành, trừ trường hợp Phòng đăng ký kinh doanh có yêu cầu về việc giảm ngành thì doanh nghiệp mới cần thực hiện

META LAW hỗ trợ những gì đối với thủ tục bổ sung ngành nghề

  • Tư vấn miễn phí ngành nghề
  • Soạn trọn bộ hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề
  • Liên hệ khách hàng ký, đóng dấu hồ sơ bổ sung/ giảm bớt ngành nghề kinh doanh công ty tại địa chỉ khách hàng.
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung/ giảm bớt ngành nghề kinh doanh công ty và nhận kết quả tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
  • Bàn giao Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới của công ty cho khách hàng.