Thành lập chi nhánh
Việc thành lập chi nhánh là một bước quan trọng trong chiến lược mở rộng và phát triển của doanh nghiệp. Chi nhánh giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, gia tăng sự hiện diện trên thị trường và tăng cường khả năng phục vụ khách hàng tại các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, để việc thành lập chi nhánh được thực hiện hợp pháp và đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định pháp lý và thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Dưới đây là những tư vấn của Công ty Luật TNHH META LAW về quy định thành lập chi nhánh theo pháp luật hiện hành.
Nội dung chính:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
2. Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị:
– Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)
– Bản sao quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)
– Bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
– Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
– Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
– Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
– Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).
3. Thủ tục thực hiện:
– Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh
- Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:
- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;
- Giầy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí: 100.000/ lần
- Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục online thì tham khảo hướng dẫn tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với công ty cổ phần, thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh cần có đủ các nội dung
– MST doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở của công ty mẹ;
– Tên và địa chỉ chi nhánh đang xin đăng ký thành lập;
– Nội dung hoạt động và chức năng của chi nhánh;
– Thông tin đăng ký thuế của chi nhánh;
– Thông tin cá nhân (họ, tên…), bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh khác tỉnh;
– Thông tin cá nhân (họ, tên…) của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ
4. Nơi tiếp nhận hồ sơ
– Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh tại: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh;
– Đối với khu vực TP. HCM và một số tỉnh thành khác, bạn có thể nộp online hoặc nộp trực tiếp;
– Đối với khu vực Hà Nội, chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến/online.
5. Các lưu ý khi thành lập chi nhánh
– Đặt tên cho chi nhánh
Căn cứ vào Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cần lưu ý khi đặt tên cho chi nhánh như sau:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
– Địa chỉ của chi nhánh
Khi tiến hành đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần khai rõ địa chỉ của chi nhánh, bao gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn, xã, huyện, thị trấn, tỉnh. Không được tiến hành việc đăng ký chi nhánh tại chung cư hoặc nhà tập thể.
Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Nội dung hoạt động của chi nhánh
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Chi nhánh không được thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác. Chi nhánh công ty, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
– Hình thức hạch toán, kê khai thuế
Chi nhánh
- Có thể lựa chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc với doanh nghiệp.
Chi nhánh khi đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc:
– Nếu cùng tỉnh: công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài luôn.
– Nếu khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.
Chi nhánh khi đăng ký hình thức hạch toán độc lập: Dù cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.
- Có thể đăng ký cùng hoặc khác mẫu hóa đơn của doanh nghiệp.
- Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài.
Có thể các bạn sẽ quan tâm các bài viết của chúng tôi dưới đây:
Tách thửa có cần ký giáp ranh không? Quy định mới nhất hiện nay?
Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì cần phải làm gì?
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về quy định về thành lập chi nhánh hoặc cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869.898.809 hoặc gửi email tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả nhất!
META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN
Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...