Khó khăn khi tự đăng kí sở hữu trí tuệ
Có thể khẳng định, bất cứ một sản phẩm nào thu hút khách hàng thành công cũng dễ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Do vậy, việc đăng ký sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng để bảo vệ sản phẩm trí tuệ và nâng cao thương hiệu hàng hóa mà tổ chức, cá nhân tạo dựng được.
Tuy nhiên, quy trình đăng kí sở hữu trí tuệ rất mất thời gian, công sức việc tự thực hiện đăng kí sẽ gặp nhiều khó khăn khi hoàn thiện hồ sơ đăng kí sở hữu trí tuệ, hay bạn phải làm việc với nhiều cơ quan, hay thậm chí cơ quan từ chối đăng kí bảo hộ. Sau đây là 3 lỗi thường gặp khi tự thực hiện đăng kí nhãn hiệu:
1. Sử dụng tên sản phẩm/dịch vụ để làm nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ. Trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo đó, doanh nghiệp cần phân biệt đâu là nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký để phân biệt với các sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác.
2. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí. Đây cũng là một trong những lỗi thường xuyên gặp phải khi đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp chính vì thế mọi người cần chú ý điều này.
3. Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ và đã được nộp đơn trước
Khá nhiều trường hợp mắc phải lỗi này, với việc doanh nghiệp không khảo sát trước mà tự động thiết kế theo yêu cầu của mình thường xuyên dẫn đến việc trùng với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Đều này có thể gây ra tranh chấp hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp nếu như có kiện tụng xảy ra. Để đảm bảo nhãn hiệu có thể đăng ký được, doanh nghiệp nên thực hiện bước tra cứu để xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu, vì nếu nhãn hiệu không có khả năng đăng ký nhưng doanh nghiệp vẫn nộp hồ sơ thì sẽ tốn kém thời gian, chi phí. Tra cứu sẽ giúp khách hàng định hướng được khả năng đăng ký, từ đó có phương án sửa đổi để nhãn hiệu mình mong muốn có khả năng đăng ký được.
Meta Asia cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ đăng kí sở hữu trí tuệ nhanh chóng và chi phí hợp lý
________________________
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH META LAW
🏠 Địa chỉ: tầng 5, Số 137 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
🌐 Web: https://metaasia.vn/
☎️ Hotline tư vấn: 0869.898.809
✉️Email: tuvanmeta@gmail.com