Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ gắn liền với mỗi doanh nghiệp, bởi đây là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp hữu hiện để bảo hộ thương hiệu, ngăn chặn các hành vi xâm phạm và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Dưới đây là những tư vấn của Meta Law về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành.

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Căn cứ điều 72 luật sở hữu trí tuệ năm 2019: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác


Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN thì trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như sau:

– Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

– Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.

– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng

– Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng

– Phí về đăng  nhãn hiệu

– Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu

– Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng

– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.

– Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng.

– Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.

– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí là 160.000 đồng.

– Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký) là 160.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu (mỗi văn bằng bảo hộ) là 230.000 đồng.

– Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin sở hữu nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng) là 160.000 đồng.

– Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.

– Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu là 300.000 đồng.

– Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu là 150.000 đồng.

– Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) đối với nhãn hiệu là 250.000 đồng.

Có thể các bạn sẽ quan tâm các bài viết của chúng tôi dưới đây:

Thành lập văn phòng đại diện

Giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869.898.809 hoặc gửi email tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả nhất!

    META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN

    Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...





    Chia sẻ bài viết:  
    5/5 - (1 bình chọn)