Các trường hợp hạn chế ly hôn của người chồng

Hôn nhân là nền tảng của gia đình, nơi tình yêu, trách nhiệm và sự gắn bó được nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi cuộc hôn nhân đều suôn sẻ, và ly hôn trở thành giải pháp cuối cùng khi các bên không thể tiếp tục chung sống. Tuy vậy, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của một số đối tượng yếu thế, đặc biệt là trong các trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Những quy định này không chỉ phản ánh tính nhân đạo của pháp luật mà còn nhằm đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em trong mối quan hệ hôn nhân gia đình. META LAW mời các bạn cùng tham khảo các trường hợp hạn chế ly hôn của người chồng được quy định theo pháp luật mới nhất hiện nay.

1. Hạn chế ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ đang mang thai

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng chồng không được ly hôn vợ “đang mang thai”. Đang có thai là trạng thái xảy ra ở người phụ nữ, thời gian có thai của người phụ nữ có thể được tính từ khi trừng hoàn thành quá trình làm tổ trong buồng tử cung cho đến khi thai nhi được sinh ra. Quy định người chồng không thể yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai đã hiện hữu từ lâu trong hệ thống pháp luật về hôn nhà và gia đình của nước ta từ Luật Hôn nhân và gia đình 1959 2/SL, Luật Hôn nhân và gia đình 1986 21-LCT/HĐNN7, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 số 22/2000/QH10 đến Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Do nhu cầu cùng với sự phát triển của y học, pháp luật cho phép cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Điều nãy dẫn tới việc tồn tại thêm một số trường hợp đó là người được nhờ mang thai hộ mang thai. Vậy trong trường hợp người phụ nữ đang mang thai hộ, người chồng có thể ly hôn không?

 Trường hợp một

Người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có yêu cầu ly hôn hoặc cặp vợ chồng đó thuận tình ly hôn khi người đồng ý mang thai hộ đang mang thai: Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014  quy định “con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra” và Khoản 2 Điều 98 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định “quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra”. Điều này có nghĩa là khi có sự kiện sinh đẻ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì quan hệ pháp lý cha mẹ và con giữa cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ và đứa trẻ được sinh ra mới được phát sinh. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi đứa trẻ chưa chào đời, cuộc hôn nhân của họ có thể sẽ chấm dứt trước khi quan hệ pháp lý của họ và đứa con đang được mang thai hộ phát sinh. Điều này, có thể tác động xấy đến tính thần của người được nhờ mang thai hộ, ho phải đối mặt với những căng thẳng, lo âu, cũng như ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích khác của người mang thai hộ như nghĩa vụ chi trả, các chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khở sinh sản. Thậm chí điều này còn ảnh hưởng đến việc xác định cha mẹ, con bởikhi đã ly hôn họ rất có thể từ chối việc nhận con và không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Với trường hợp này, pháp luật vẫn nên đặt ra việc hạn chế quyền ly hôn của người chồng để tránh các tác động tiêu cực

Trường hợp hai

Người chồng của người mang thai hộ có yêu cầu ly hôn hoặc vợ chồng người mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người mang thai hộ đang mang thai: Trước hết,Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã ghi nhận rõ quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ và chồng của người này với đứa trẻ được nhờ mang thai hộ là như cha mẹ đối với con. Đồng thời khoản 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “người mang thại hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định…”. Như vậy mặc dù mang thai hộ, nhưng người mang thai hộ vẫn phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, cảm xúc cũng như trải qua những vất vả nhưng bao bà mẹ khác. Nếu chồng họ ly hôn vào lúc này hoàn toàn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thân của người vợ và đứa bé được mang thai hộ. Pháp luật hôn nhân và gia đình cũng nên tiếp cận ở góc độ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này.

Xem thêm: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và điều kiện để được thực hiện?

2. Hạn chế ly hôn trong trường hợp người vợ sinh con chưa được 12 tháng

Để bảo vệ người mẹ, cũng như đảm bảo điều kiện chăm sóc đứa trẻ mới sinh, việc hạn chế ly hôn khi người vợ sinh con chưa được 12 tháng tuổi là hợp lý. Tương tự như khi mang thai, việc sinh con cũng có tác động to lớn tới người phụ nữ. Để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của người mang thai hộ va đứa con được nhờ mang thai hỏ, việc người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn là hợp lý. Với chống của người nhân mang thai hỏ, vợ của họ là người trực tiếp sinh con, mặc dù đó không phải con chung của vợ chồng, song pháp luật vẫn ghi nhận việc người vợ được hưởng chế độ thai sản cũng như quy định người chẳng có quyền và nghĩa vụ như cha đẻ với đưa bé đó cho đến khi giao con cho riêng nhờ mang thai hỏ. Nghĩa là họ cũng nên bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn cho đến khi người vợ sinh con được 12 tháng. Đồng thời, việc đặt ra yêu cầu hạn chế quyền yêu cầu ly hôn với cả hai vợ chồng người nhờ mang thai hộ (trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn) cho đến khi hoàn thành thủ tục nhân con được nhờ mang thai hộ là cần thiết, tránh dẫn tới việc họ từ chối nhận con hoặc kéo dài, lăng trành, đùn đẩy trách nhiệm nhân và chăm sóc con chung được nhờ mang thai hộ với lý do đã ly hôn.

 3. Hạn chế ly hôn trong trường hợp con chưa được 12 tháng tuổi

Nuôi con dưới 12 tháng tuổi là một trong những trường hợp người chồng bị hạn chế quyền ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom con chung đươi 12 tháng tuổi, trong khoảng thời gian này con còn rất nhỏ, đòi hỏi người mẹ phải dành nhiều thời gian, sức lực để chăm sóc. Khi đó, người mẹ và trẻ sơ sinh luôn cần sự hỗ trợ của gia đình, đặc biệt là người cha. Có thể nói, mang thai và sau sinh là hai giai đoạn nhạy cảm đối với người phụ nữ khi cơ thể có nhiều thay đổi về tâm sinh ly. Phụ nữ mang thai và sinh con có nguy cơ mắc trầm cảm cao với tỷ lệ trầm cảm sau sinh là 13,0%. Trầm cảm sau sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và tính cách của trẻ trong tương lai, bệnh nhân còn có ý tưởng tự sát, hành vi tự sát và thâm chí đe dọa tình mạng con của họ

Pháp luật không quy định con ở đây là con nuôi hay con đẻ, do đó trường hợp này là con chung hợp pháp của hai vợ chồng..

Trường hợp con chung là con đẻ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thi con đẻ có thể được xác định trong 3 trường hợp, theo từng thời kỳ hôn nhân của vợ chồng: Thứ nhất, giai đoạn trong thời kỳ hôn nhân, con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Thứ hai, khi hôn nhân đã chấm dứt, con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm châm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ cơ thai trong thời kỳ hôn nhân. Thứ ba, trước khi thời kỳ hôn nhân bắt đầu, con sinh ra trước ngay đăng ký kết hôn và được cha mẹ thưa nhân là con chung của vợ chồng

Hạn chế ly hôn khi con chung dưới 12 tháng tuổi.
Hạn chế ly hôn khi con chung dưới 12 tháng tuổi.

 Trường hợp con chung là con nuôi

Theo khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010  con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con nuôi phát sinh kể từ ngày giao nhân con nuôi, theo khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010. Vậy trong trường hợp con chung dưới 12 tháng tuổi là con nuôi và đã được nhận nuôi hợp pháp, người chồng vẫn nên bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn để đảm bảo công bằng về lợi ích cho con nuôi và người đang nuôi con.

Xem thêm: Giải quyết con chung sau khi ly hôn

Trường hợp con chung là con nhờ mang thai hộ

Căn cứ theo Điều 94 và Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của cặp cha mẹ nhờ mang thai hộ với con sinh ra nhờ mang thai hô bắt đầu khi con sinh ra. Tuy nhiên, với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, sư kiện “nuôi con dưới 12 tháng tuổi” chỉ phát sinh khi họ đã nhân con được nhờ mang thai hộ. Khi đó, vợ chồng người nhờ mang thai hộ trực tiếp thực hiện hành vì “nuôi con”, vì thế người vợ nhờ mang thai hộ sẽ thuộc vào trường hợp “nuôi con dưới 12 tháng tuổi”, nghiễm nhiên khi đó người chồng sẽ t hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

Với cặp vợ chồng người mang thai hộ, khi chưa giao con cho bên nhờ mang thai hộ vì lý do chính đáng thì người chồng trong trường hợp này sẽ bi hạn chế yêu cầu ly hôn theo trường hợp vơ nuôi con dươi 12 tháng tuổi. Song khi sự kiện giao con cho bên nhờ mang thai hô diễn ra, người mang thai hộ sẽ không còn trong trạng thái “nuôi con dưới 12 tháng tuổi”, vậy người chồng của họ không còn bị hạn chế theo trường hợp vợ sinh con chưa được 12 tháng Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, họ vẫn được tính vào trường hợp “sinh con dưới 12 tháng tuổi” (dù con sinh ra không phải con đẻ), vì lẽ đó người chồng vẫn nên bị hạn chế theo trường hợp vợ sinh con dưới 12 tháng tuổi.

Những quy định về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong pháp luật Việt Nam thể hiện tinh thần nhân đạo và sự bảo vệ dành cho những đối tượng yếu thế trong xã hội. Điều này không chỉ góp phần duy trì giá trị cốt lõi của gia đình mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người vợ và con cái trong những hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, để những quy định này thực sự phát huy hiệu quả, việc áp dụng cần được thực hiện một cách linh hoạt, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ tâm lý, kinh tế cho các bên liên quan. Qua đó, pháp luật không chỉ đảm bảo công bằng mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái và tiến bộ.

Những thông tin hữu ích khác được chia sẻ bởi META LAW:

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về Các trường hợp hạn chế ly hôn của người chồng hãy liên hệ ngay đên Hotline của Văn phòng Luật sư Meta Law –  0869.898.809. Đội ngũ Luật sư tại Meta Law luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn.

Công ty Luật TNHH META LAW

META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN

Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...





    Chia sẻ bài viết:  
    Đánh giá bài viết