Án Phí Lệ Phí Trong Tố Tụng Dân Sự: Quy Định Và Cách Tính
Án phí lệ phí trong tố tụng dân sự là khoản chi phí mà đương sự phải nộp khi giải quyết tranh chấp. Đây là một chế định truyền thống trong tố tụng dân sự Việt Nam, được hiểu đó là các chi phí mà chủ thể trong vụ việc dân sự phải nộp để tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án, việc dân sự. Bài viết dưới đây META Law Firm sẽ tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến chi phí tố tụng dân sự và một số vấn đề đặt ra qua thực tiễn áp dụng.
Nội dung chính:
1. Án phí lệ phí trong tố tụng dân sự là gì?
Án phí và lệ phí dân sự đều được xem là khoản tiền thu vào cho ngân sách nhà nước liên quan đến những yêu cầu, tranh chấp dân sự tại Tòa án.
- Án phí: Là số tiền mà đương sự phải nộp khi Tòa án đã giải quyết vụ án bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Lệ phí: Là một trong các khoản chi phí liên quan đến quá trình giải quyết vụ án mà đương sự có nghĩa vụ phải đóng cho cơ quan có thẩm quyền sau khi yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận.
Điểm khác biệt cơ bản giữa án phí và lệ phí đơn giản là án phí liên quan đến vụ án, còn lệ phí liên quan đến việc giải quyết các vụ việc. Hiểu theo nghĩa đơn giản là những vụ việc do Tòa án giải quyết, không có yếu tố tranh chấp phức tạp, hay còn được gọi là “việc dân sự”.
2. Mức án phí lệ phí trong tố tụng dân sự
Án phí dân sự được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào tính chất tranh chấp và giá trị tài sản liên quan. Việc phân loại án phí giúp xác định mức phí cụ thể mà đương sự phải nộp khi tham gia tố tụng.
2.2. Các loại án phí dân sự
Án phí dân sự gồm có các án phí giải quyết vụ việc và tranh chấp, chẳng hạn:
- Trong tranh chấp dân sự: án phí tranh chấp đất đai, án phí tranh chấp hợp đồng dân sự, án phí tranh chấp thừa kế;
- Trong hôn nhân và gia đình: án phí ly hôn thuận tình, án phí ly hôn đơn phương, án phí thay đổi người nuôi con, án phí tranh chấp tài sản;
- Trong kinh doanh, thương mại: án phí tranh chấp hợp đồng thương mại;
- Trong tranh chấp lao động (tranh chấp với doanh nghiệp, tranh chấp với người lao động): án phí lao động.
Trong đó, mức án phí dân sự sơ thẩm cho từng vụ việc, tranh chấp đều được chia thành 2 dạng là:
- Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch: Là án phí đối với vụ án dân sự có tranh chấp về tiền bạc hoặc tài sản có giá trị cụ thể, có thể tính được bằng tiền;
- Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch: Là án phí đối với vụ án dân sự trong đó yêu cầu của người khởi kiện không phải một số tiền cụ thể hoặc không thể tính được bằng tiền.
2.2. Cách tính án phí dân sự
Mức án phí dân sự gồm có các án phí giải quyết vụ việc và tranh chấp như án phí tran chấp đất đai, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Số tiền án phí dân sự được quy định chi tiết như sau.
2.2.1. Mức án phí sơ thẩm
– Án phí dân sự không có giá ngạch:
+ Tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng.
+ Tranh chấp kinh doanh, thương mại: 3.000.000 đồng.
– Án phí dân sự có giá ngạch:
+ Từ dưới 6 triệu đồng: 300.000 đồng.
+ Trên 6 – 400 triệu đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
+ Trên 400 – 800 triệu đồng: 20 triệu đồng + 4% phần GTTS có tranh chấp vượt 400 triệu đồng.
+ Trên 800 triệu – 2 tỷ đồng: 36 triệu đồng + 3% phần GTTS có tranh chấp vượt 800 triệu đồng.
+ Trên 2 – 4 tỷ đồng: 72 triệu đồng + 2% phần GTTS có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng.
+ Trên 4 tỷ đồng: 112 triệu đồng + 0.1% phần GTTS có tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.
2.2.2. Mức án phí dân sự phúc thẩm
– Tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình: 300.000 đồng.
– Tranh chấp kinh doanh thương mại: 2.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định.
2.3. Các loại lệ phí dân sự
Lệ phí dân sự trong tố tụng bao gồm các khoản phí mà đương sự phải nộp khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, không liên quan đến tranh chấp. Cách tính lệ phí dân sự được quy định theo từng loại thủ tục, bao gồm:
– Lệ phí giải quyết yêu cầu dân sự: Dao động từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo loại việc dân sự.
– Lệ phí công nhận thỏa thuận ly hôn: 300.000 đồng.
– Lệ phí giải quyết việc tuyên bố một người mất tích, mất năng lực hành vi dân sự: 300.000 đồng.
– Lệ phí giải quyết yêu cầu công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án: 500.000 đồng.
Ngoài ra, với một số thủ tục đặc thù, mức lệ phí có thể khác nhau và được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

4. Nghĩa vụ nộp các loại phí trong vụ án dân sự
Trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ nộp án phí và lệ phí được xác định theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bên tham gia tố tụng sẽ có trách nhiệm nộp án phí hoặc lệ phí phù hợp
4.1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
Theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau:
– Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
– Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
4.2. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
– Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
– Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
– Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 .
– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
VD: A khởi kiện B yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản mà cha mẹ để lại (tổng giá trị khối di sản là 3 tỷ đồng), A yêu cầu chia đôi, mỗi người được nhận. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra phán quyết chia cho A 1/3 tổng giá trị khỏi di sản, B 2/3 tổng giá trị khối di sản. Không đồng ý với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm. A kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với toàn bộ bàn án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý, giải quyết vụ án và ra bản án với nội dung Chấp nhận kháng cáo của A, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chia đôi giá trị tài sản cho cha mẹ A, B để lại. Người nộp tạm ứng án phí: A
4.3. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm
Đối với nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm theo Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
– Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
– Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
4.4. Nghĩa vụ chịu lệ phí
Theo Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu lệ phí như sau:
– Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.
– Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.
Án phí lệ phí trong tố tụng dân sự là nghĩa vụ tài chính mà đương sự phải nộp theo quy định pháp luật. Việc xác định ai phải chịu án phí phụ thuộc vào loại vụ án và kết quả giải quyết của Tòa án. Hiểu rõ quy định này giúp các bên bảo vệ quyền lợi và chuẩn bị tốt hơn khi tham gia tố tụng.
Mời bạn cùng tham khảo thêm những thông tin hữu ích được chia sẻ từ META Law Firm:
Nếu bạn còn những thắc mắc hay cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp về quy trình tố tụng dân sự mới nhất hiện nay, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật TNHH Meta Law qua Hotline 0869.898.809 hoặc gửi email tới tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của META LAW luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả!

META LAW SẴN SÀNG TƯ VẤN
Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý, hãy đặt câu hỏi. META LAW luôn sẵn sàng tư vấn và sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút...