Tạm ngừng kinh doanh
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng; do không thể hoạt động trong đó, có không ít các doanh nghiệp lớn hay ngay cả những doanh nghiệp có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Một trong những giải pháp phù hợp đối với các doanh nghiệp này đó chính là tạm ngừng kinh doanh; để tìm ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn sau dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện như thế nào. Để hiểu hơn về thủ tục này, hãy cùng META LAW tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây
Nội dung chính:
- 1 1. Tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vốn nước ngoài mà không thông báo có bị xử phạt không?
- 2 2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp FDI
- 3 3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh đối với công ty vốn nước ngoài
- 4 4. Trình tự thực hiện các thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- 5 5. Dịch vụ thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vốn nước ngoài mà không thông báo có bị xử phạt không?
Trong thời gian chậm nhất tối đa là 3 ngày, doanh nghiệp phải nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Quy định về chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc trễ hẹn nộp thông báo như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần chưa niêm yết;
- Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chánh và nặng nhất là thu hồi giấy phép kinh doanh. Biện pháp khắc phục là buộc doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;.
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh đối với công ty vốn nước ngoài
Doanh nghiệp được quyền tạm ngừng kinh doanh với thời hạn không quá 1 năm. Sau khi hết hạn thông báo, nếu doanh nghiệp tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải tiếp tục làm thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh.
Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).
4. Trình tự thực hiện các thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư
Soạn thảo các hồ sơ cần thiết để tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư. Tiến hành nộp hồ sơ để tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng dự án đầu tư;
- Quyết định tạm ngừng dự án đầu tư của chủ đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Quyết định, biên bản họp tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2: Gửi hồ sơ
Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
Bước 3: Nhận kết quả
Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
5. Dịch vụ thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ META LAW theo Hotline 0869 898 809 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.