Thành lập trung tâm dạy thêm tại Việt Nam

1. Điều kiện thành lập trung tâm dạy thêm

Trung tâm dạy thêm là một tổ chức thực hiện hoạt động học thêm, dạy thêm bên ngoài trường học có thu phí nhằm mục đích bổ trợ kiến thức cho học sinh.

Trước đây, nếu muốn tổ chức dạy thêm, học thêm, cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép hoạt động theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên hiện nay quy định trên đã được bãi bỏ. Do đó khi thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy thêm, bạn không xin giấy phép hoạt động hay đề án thành lập, chỉ cần đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình thành lập.

2. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm

2.1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo các Điều 19, 20, 21, 22 của Luật Doanh nghiệp 2020, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Đối với công ty hợp danh 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của từng thành viên
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài.​

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • ​Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài cần có bản sao giấy tờ pháp lý đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.– Đối với công ty cổ phần
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Điều lệ công ty.
    • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
    • Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

    + Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

    • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Đối với công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2.2. Nơi nộp hồ sơ

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Theo khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo một trong các hình thức:

  • Nộp trực tiếp
  • Nộp qua đường bưu điện
  • Nộp online qua mạng.

2.3. Thời gian thực hiện

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020