Nên chọn hộ kinh doanh hay công ty?
Lựa chọn loại hình kinh doanh là vấn đề mà các chủ thể kinh doanh quan tâm đầu tiên khi bắt dầu muốn thành lập doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp quý khách hàng nhận biết về sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty, để quý khách hàng có sự lựa chọn phù hợp nhất khi quyết định loại hình kinh doanh.
1.Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 04/01/2021 có hiệu lực thi hành 04/01/2021.
2. So sánh mô hình công ty và hộ kinh doanh
NỘI DUNG |
CÔNG TY | HỘ KINH DOANH |
Quy mô kinh doanh | không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu. | có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… |
Số lượng lao động
|
không hạn chế | giới hạn nhân công không quá 10 người |
Điều kiện kinh doanh | phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu | chỉ trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu |
Người đại diện pháp luật
|
Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật | Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh |
Số lượng được đăng ký
|
1 người có thể đăng ký nhiều công ty | 1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể |
Chế độ trách nhiệm | Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn).
|
chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.
|
2. Đánh giá ưu nhược điểm của hộ kinh doanh và công ty
2.1 Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh
Ưu điểm:
– Thứ nhất, thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản và dễ dàng, cụ thể như sau:
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
+ Bản sao công chứng bản chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, chứng chỉ hành nghề (Nếu có)
+ Bản sao giấy tờ nhà đất (Hợp đồng thuê nhà nếu không phải địa chỉ của anh/chị)
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu của UBND quận/huyện nơi đăng ký.
Bên cạnh đó, với cách thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký.
– Thứ hai, đối với vấn đề quản lý: Chính vì đặc điểm số lượng dưới 10 lao động, đa phần là những người có mối quan hệ thân thiết gắn bó với nhau nên sẽ dễ dàng trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh.
– Thứ ba: Số vốn để thành lập một hộ kinh doanh không quá lớn nên sẽ hạn chế được rủi ro và phù hợp với nhiều người có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ.
– Thứ tư: Hộ kinh doanh cá thể sẽ đóng mức thuế khoán cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu của từng năm mà sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí khác.
– Thứ năm, một số thủ tục khác như đặt tên cho hộ kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh hay giải thể hộ kinh doanh cũng đơn giản hơn so với công ty.
Nhược điểm
– Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất, muốn thành lập hay muốn tham gia góp vốn hay thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.
– Do quy mô nhỏ nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn từ bên ngoài hoặc trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng nên nhiều khi sẽ hạn chế nguồn khách hàng.
2.2 Ưu điểm nhược điểm của công ty
Ưu điểm của công ty
– Nhìn chung, ngoài công ty hợp danh các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn thì các loại hình công ty còn lại, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của công ty chứ không phải bằng toàn bộ tài sản của mình nên vẫn có khả năng tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác.
– Công ty có được quy định về việc xuất hoá đơn giá trị gia tăng nên dễ mở rộng nguồn khách hàng.
– Với tư cách công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, đặc biệt là đối với công ty cổ phần còn có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
– Công ty hoạt động với quy mô rộng nên khi có nhu cầu về số đông thành viên cũng sẽ dễ hơn so với hộ kinh doanh là sự giới hạn ít hơn 10 người.
– Một người nếu có khả năng và có nhu cầu thì có thể thành lập nhiều công ty với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
Nhược điểm của công ty
– Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn, nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư.
– Cơ chế giám sát, quản lý công ty sẽ gặp ít nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn hộ kinh doanh.
– Thủ tục giải thể công ty cũng sẽ phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.
Tóm lại, căn cứ vào những tiêu chí nêu trên, bạn có thể đưa ra được sự lựa chọn xem mô hình nào hợp với dự định thành lập của bản thân:
+ Nếu bạn muốn kinh doanh theo quy mô rộng, số lượng nhân công lớn, có nhiều kinh phí và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể ưu tiên lựa chọn một trong các loại hình công ty.
+ Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình với nhân công ít, quy mô hẹp, dễ dàng quản lý thì nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh.
Trên đây là những đặc điểm của loại hình kinh doanh hộ kinh doanh và công ty rút ra từ quá trình hoạt động của Meta Law, quý khách hàng cần được tư vấn thêm vui lòng xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH META LAW
🏠 Địa chỉ: tầng 5, Số 137 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
🌐 Web: https://metaasia.vn/
☎️Hotline tư vấn: 0869.898.809
✉️Email: tuvanmeta@gmail.com