Sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1, Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về sáp nhập doanh nghiệp là việc “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Cùng tìm hiểu quy trình thủ tục sáp nhập công ty qua bài viết của chúng tôi:
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp phải có loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Cần có sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông, cụ thể là nghị quyết, quyết định sáp nhập công ty. Việc thống nhất sáp nhập công ty phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty, đồng thời, nội dung của nghị quyết, quyết định sáp nhập công ty phải đầy đủ các nội dung được yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty bị chia phải chấm dứt sự tồn tại, chủ sở hữu các công ty mới phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.
- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp được quy định tại Luật cạnh tranh là: một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
- Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập công ty, doanh nghiệp.
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định
Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập;
- Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp;
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp ( nếu có).
Bước 4: Các công việc phải làm sau khi sáp nhập doanh nghiệp
Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Lưu ý khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
- Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Dịch vụ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty tại META LAW
Chúng tôi cung cấp dịch vụ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập như sau:
Tư vấn các quy định pháp luật về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty;
Soạn thảo hồ sơ pháp lý chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty và hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cá nhân cần thiết;
Đại diện Quý khách hàng thực hiện thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty tại cơ quan nhà nước.
Cung cấp các hậu mãi cho Quý khách hàng sau dịch vụ như: Tư vấn pháp luật thường xuyên khi có yêu cầu, gửi tới Quý khách hàng văn bản pháp luật có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh…
Cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn:
Công ty Luật TNHH META LAW
🏠 Địa chỉ: tầng 5, số 137 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu giấy, Hà Nội.
🌐 Web: https://metaasia.vn/
☎️ Hotline tư vấn: 0869.898.809
✉️Email: tuvanmeta@gmail.com