Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Sau đại dịch Covid-19 ngành du lịch Việt Nam đã thật sự khởi sắc, tạo luồng sinh khí mới đây cũng là thời điểm nhiều công ty du lịch được thành lập. Meta Law xin cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cơ bản khi bắt đầu mở một công ty du lịch lữ hành nội địa như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Du lịch số 09/2017/QH14 

– Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

– Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của luật du lịch

– Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

  1. Thành phần hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa ;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  1. Điều kiện xin cấp giấy phép

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng;

Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 lên ngành du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chấm dứt hoạt động, phá sản. Chính phủ vừa qua đã đưa ra chính sách hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp quay trở lại hoạt động dịch vụ lữ hành. Cụ thể, ngày 28/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, giảm 80% mức ký quỹ kinh doanh doanh dịch vụ lữ hành đến hết ngày 31/12/2023 so với trước đây.

– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

a, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b, Quản trị lữ hành;

c, Điều hành tour du lịch;

d, Marketing du lịch;

đ, Du lịch;

e, Du lịch lữ hành;

g, Quản lý và kinh doanh du lịch.

h) Quản trị du lịch MICE;

i) Đại lý lữ hành;

k) Hướng dẫn du lịch;

l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo vả cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực (ngày 20 tháng 01 năm 2020);

m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

  1. Thủ tục ký quỹ

Thủ tục tiến hành ký quỹ gồm các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp gửi đề nghị ký quỹ đến ngân hàng

Bước 2: Ngân hàng xét duyệt hồ sơ và hai bên tiến hành giao kết hợp đồng ký quỹ

Bước 3: Doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản ký quỹ và ngân hàng tiến hành phong tỏa số tiền ký quỹ

Bước 4: Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp.

  1. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

– Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở;

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa của Meta Law

  • Tư vấn cho khách hàng điều kiện kinh doanh dịch vụ lữu hành nội địa;
  • Sau khi nhận giấy tờ và thông tin cần thiết chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ tài liệu và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thông báo cho khách hàng quá trình xử lý hồ sơ;
  • Nhận kết quả, bàn giao lại hồ sơ và giấy phép cho quý khách hàng;
  • Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Qúy công ty.

________________________

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH META LAW

🏠 Địa chỉ: tầng 5, Số 137 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

🌐 Web: https://metaasia.vn/

☎️ Hotline tư vấn: 0869.898.809

✉️Email: tuvanmeta@gmail.com