Chuyển giao công nghệ là gì? Đối tượng, hình thức chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là gì ? Phân tích những vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam ? Quyền sở hữu công nghiệp có được phép chuyển giao hay không ? và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được Meta Law phân tích cụ thể:
Nội dung chính:
1.Khái niệm chuyển giao công nghệ:
Căn cứ vào khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao Công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2017 của Quốc hội có hiệu lực ngày 01/7/2018: “7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ“.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ
Bao gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
3. Đối tượng của chuyển giao công nghệ:
a. Đối tượng công nghệ được chuyển giao:
– Bí quyết kỹ thuật (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);
– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
b. Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao: là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
– Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
– Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
– Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
– Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
– Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
– Phát triển ngành, nghề truyền thống.;
Có thể các bạn sẽ quan tâm một số bài viết của chúng tôi dưới đây:
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định mới nhất 2024
c. Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao: trong một số trường hợp để nhằm mục đích:
– Bảo vệ lợi ích quốc gia;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
– Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
– Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d. Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao nếu:
– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Hình thức chuyển giao công nghệ
Bao gồm:
a. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
b. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
– Dự án đầu tư;
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
– Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
– Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
c. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ:
a. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: là bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
– Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
– Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
– Phương thức chuyển giao công nghệ;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
– Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
– Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
– Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
– Phạt vi phạm hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
– Cơ quan giải quyết tranh chấp;
– Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ các quy định khác của pháp luật có liên quan
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chuyển giao công nghệ hoặc cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869.898.809 hoặc gửi email tuvanmeta@gmail.com. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của bạn một cách tận tâm và hiệu quả nhất!